KỸ THUẬT BÌNH TRANG TRONG IN ẤN

3/5 - (2 bình chọn)

1. MÁY IN (MÁY IN OFFSET TỜ RỜI)

Trước khi bình trang, cần xác định sản phẩm sẽ được in trên máy in nào. Những thông số cần nắm bao gồm: khổ giấy in tối đa, tối thiểu, khoảng cách chừa nhíp, tay kê hông. Nếu không rõ có thể để chừa nhíp 1,2-1,5cm (một số máy chỉ cần chừa nhíp khoảng 8-10mm). Nếu là bình in trở nhíp bắt buộc phải chừa nhíp cho cả hai đầu. Tham khảo về nhíp & tay kê tại đây .

Mẹo nhỏ: xác định khổ in lớn nhất dựa vào tên model máy: vd máy Komori Lithrone 40: khổ ngang tối đa = 40 x 2,54cm = 101,6cm, chiều còn lại lấy 101,6cm chia cho căn 2 = 71,8, như vậy máy Lithrone 40 in được tối đa khổ 72×102. Tuy nhiên an toàn & chính xác nhất vẫn là đi hỏi thợ in 😀

Ở Việt Nam, các máy in thường có các khổ thông dụng sau:
– Máy 8 trang (vd Komori Lithrone 40, Daya 3F,..): chạy được tối thiểu 32×43, tối đa 72×102, thông dụng là 65×86. Thường in catalog, tạp chí, tờ rơi số lượng nhiều.
– Mày 4 trang khổ nhỏ: chạy đuợc tối thiểu 27×39, tối đa 54×79, thông thường 43×65. Thường in tờ rơi số lượng ít, folder, bao thư.
– Máy khổ lớn: vd Komori Lithrone 44: tối đa 79×109, tối thiểu 43×65. Thường in bao bì, catalog khổ đặc biệt, túi xách.

2. KHỔ GIẤY IN AN

Giấy in thường bán theo các khổ giấy cố định như 65×86, 79×109, 60x84cm, trong đó khổ 65×86 thường dùng in catalog, brochure vì 1 tờ bình vừa đủ 16 trang A4, khổ 79×109 thường dùng in folder (xả đôi thành khổ 54×79) hoặc bao thư (các khổ nhỏ 36×39, 26×36,…). Một số khổ khác ít xài hơn như 65×100, 72×102 (giấy mỹ thuật).

Một số sản phẩm thông dụng cần nhớ:
– Catalog, brochure A4: in khổ 65×86 = 16 trang; 43×65= 8 trang nếu in AB. Nếu in tự trở thì số trang còn 1 nửa.
– Folder: 54×78 cho folder kích thước 31,5 x 22cm, chạy tự trở.

3. TAY SÁCH VÀ CÁCH ĐÁNH SỐ TRANG

Một cuốn sách gồm nhiều trang, khi in các trang được chia nhóm và ghép + in lên một tờ in có kích thước lớn, sau khi in ta gấp tờ in theo một thứ tự nào đó thì sẽ được một tay sách. Nhiều tay sách ghép lại thành ruột sách.

ky thuat binh trang in an | in ấn

Để ghép các tay sách lại với nhau, ta có các kiểu như:
– Đóng lồng) – saddle stich: các tay sách được lồng vào nhau từ ngoài vào trong. Kiểu này dùng cho sản phẩm có số trang ít, dùng phương pháp đóng kim lồng.

– Đóng kẹp – perfect binding: các tay sách được xếp chồng lên nhau. Kiểu này dùng cho sản phẩm có số trang nhiều, thành phẩm theo cách may chỉ vào bìa (sách) hoặc phay gáy vào keo nóng (tạp chí, catalog, các loại sách có thời gian sử dụng ngắn)

ky thuat binh trang in an | in ấn

 

Như vậy, trước khi bắt tay vào bình trang, ta cần nắm sản phẩm sẽ dùng cách thành phẩm nào để đánh số trang cho đúng. Cách tốt nhất là tìm vài tờ giấy trắng, gấp thành từng tay sách, sau đó đánh số tất cả các trang theo thứ tự rồi bung ra, sẽ biết được trên từng tờ in các trang sẽ sắp xếp như thế nào. Tuy nhiên, đến bước này ta cần lưu ý thêm một điều quan trọng, đó là cách gấp tay sách như thế nào. Sau đây là ví dụ cách gấp một tay sách 16 trang:

ky thuat binh trang in an | in ấn

Việc xác định cách gấp rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn dự định khi in xong sẽ gấp bằng máy, vì nhiều trường hợp khi in xong thì mang lên máy gấp không được. Do đó nếu không rõ phải đi hỏi người phụ trách việc thành phẩm.

Một thông tin khác quan trọng không kém, đó là xác định một tay sách gồm bao nhiêu trang? 4, 8, 12, 16 hay 32 trang. Số trang nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khổ thành phẩm và độ dày giấy. Nếu giấy dày thì chỉ có thể gấp 1 vạch (4 trang) hoặc 2 vạch vuông góc (8 trang), 2 vạch song song (6 trang),.. Cần lưu ý: số trang của 1 cuốn sách phải chia hết cho 4 (trừ trường hợp phay gáy vào keo thì có thể lẻ 2 trang. Số trang sách luôn được đánh theo nguyên tắc: trang chẵn nằm bên trái và trang lẻ nằm bên phải.

4. CÁC KHOẢNG CHỪA XÉN – BAO NHIÊU THÌ VỪA?

Một sản phẩm in ra bao giờ cũng phải qua giai đoạn cắt xén ít nhất là một lần, vì vậy khi thiết kế và bình trang, người thiết kế phải chú ý đến việc chừa xén cho sản phẩm. Vậy khoảng chừa xén là gì và bao nhiêu là đủ?
– Chừa xén: là phần sẽ bị xén bỏ khi thành phẩm. Hình minh họa dưới đây cho thấy sản phẩm trước và sau khi xén, để ý thấy rằng có một phần hình ảnh khi thiết kế đã cố ý để tràn ra phía ngoài và sau khi xén đã mất đi.

– Tai sao phải chừa xén bằng cách thiết kế phần hình ảnh dư ra ngoài như trên? Vì khi thành phẩm sẽ có sai số khi cắt xén, ta không thể nào cắt đúng y bon như thế này

mà có thể sẽ cắt nhích ra phía ngoài như thế này


Như vậy nguyên tắc khi thiết kế file là:
1. Phải nhớ chừa xén
2. Chi tiết, hình ảnh nào nằm sát mép giấy thì ta cho nó tràn hẳn ra ngoài vùng chừa xén luôn. Hình minh họa dưới đây cho thấy cách chừa xén: khung màu đen là kích thước sau khi xén, hình cây dừa và mảng xanh phía trên đã được tràn ra ngoài.

Chừa xén bao nhiêu là đủ: khi thiết kế ta nên chừa từ từ 3-5mm mỗi bên, nhiều hơn cũng chả sao nếu như ta có ý định xuất file sang PDF và bình tự động bằng phần mềm. Ngược lại nếu chỉ bình trực tiếp trên Corel hay AI thì nên để chính xác ngay từ đầu.

Xén một dao hay 2 dao? Khi bình các sản phẩm, ví dụ tờ rơi, nếu giữa 2 con là nền giấy trắng hoặc nền màu như nhau thì lúc này không cần chừa xén giữa 2 con, khi thành phẩm chỉ cần cắt 1 dao ở giữa. Ngược lại nếu là chi tiết hình ảnh từa lưa hết thì cần thiết phải chừa xén giữa 2 con, lúc này khi thành phẩm phải cắt 2 dao nên gọi là chừa xén 2 dao.

Hình minh họa: 1. Xén 1 dao, 2. Xén 2 dao

ky thuat binh trang in an | in ấn